LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa bạn đọc !
Trong chăn nuôi, kháng sinh là thứ không thể thiếu để phòng, trị bệnh cho
vật nuôi. Nhưng việc sử dụng sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
Trong
này tôi sẽ chia sẻ với mọi người về cách phối hợp kháng sinh để điều trị bệnh
sao cho hiệu quả đối với các bệnh đã nhờn thuốc, các bệnh ghép.
Nếu còn thiếu sót mong các bạn
đọc, các đồng nghiệp đóng góp thêm.
Xin chân thành
cảm ơn !
Mục lục
Phần 1: Kháng sinh là gì ?
Phần 2: Cơ chế
tác động của kháng sinh
Phần 3: Nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Phần 3: Nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Phần 4: Các cách phối hợp kháng
sinh đặc biệt
PHẦN 1: KHÁNG SINH
LÀ GÌ?
- Kháng sinh
là những chất được chiết xuất từ các vi khuẩn, nấm sinh kháng sinh hoặc tổng
hợp bằng phương pháp công nghiệp, có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát
triển vi khuẩn, Mycoplasma, động vật nguyên sinh, ký sinh trùng và nấm một số kháng
sinh có tác dụng kìm hãm virus cỡ lớn.
PHẦN 2: CƠ CHẾ
TÁC ĐỘNG CỦA KHÁNG SINH
- Kháng sinh
có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là
một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển
của vi khuẩn.
- Để nắm được
cơ chế tác động của các loại kháng sinh hãy tìm hiểu sơ đồ dưới đây
- Các kháng
sinh có tác dụng diệt khuẩn thường tác động lên những thành phần bảo vệ, sinh
sản, làm ngừng các hoạt động của vi khuẩn như: thành tế bào, màng tế bào, quá
trình nhân lên của AND, ARN, tổng hợp protein,
PABA
- Các kháng
sinh có tác dụng kìm khuẩn thường tác động làm gián đoạn lên các thành phần duy
trì sự hoạt động của vi khuẩn như: Quá trình tổng hợp Protein, PABA
-
Trường hợp đặc biệt:
+ Nếu dùng đơn nhóm Sulfamid hoặc Trimethoprin thì là có
tác dụng kìm khuẩn nhưng khi phối hợp lại thì có tác dụng diệt khuẩn do tác
dụng cùng 1 lúc vào các phản ứng enzym liên quan đến axit para-aminobenzoic (PABA)
+ Một số loại dùng ở liều thấp có tác dụng kìm khuẩn
nhưng ở nồng độ cao thì có tác dụng diệt khuẩn như: Spectinomycin, Flofenicol,
Erythromycin
- Phối hợp kháng sinh phải dựa
trên cơ chế tác động và tác dụng của chúng
+ Phối hợp các kháng sinh cùng có tác dụng diệt khuẩn sẽ
làm tăng cường tác dụng của mỗi loại kháng sinh, do chúng cùng tác động giết
chết vi khuẩn làm vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh hơn.
+ Phối hợp giữa các loại kháng sinh có tác dụng kìm hãm
sự phát triển của vi khuẩn thì có tác dụng cộng gộp, do chúng cùng tác động làm
kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn tốt hơn, tác dụng này là tổng cộng của các
loại kháng sinh.
+ Phối hợp giữa kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và
kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn thì đối kháng nhau, điều này chỉ xét trên tác dụng
trên một loại, nhóm vi khuẩn mà các thuốc cùng có tác dụng. Với cách phối hợp
này kháng sinh sẽ bị triệt tiêu nhau vì không có tác dụng do: Nếu kháng sinh có
tác dụng diệt khuẩn vào trước thì nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn nên kháng sinh có
tác dụng kìm khuẩn không có tác dụng nữa vì vi khuẩn đã chết. Còn nếu kháng
sinh có tác dụng kìm khuẩn vào trước thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn nên vi kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bị dư thừa. Kết quả là gây lãng
phí kháng sinh và gây hại cho cơ thể .
+ Một số trường hợp đặc biệt có thể kết hợp nhóm có tác
dụng diệt khuẩn và nhóm có tác dụng kìm khuẩn, do chúng có cùng tác dụng lên
một quá trình của vi khuẩn như quá trình tổng hợp Protein
+ Sự kết hợp giữa Sulfamid và Trithoprim nó trở thành
một dạng kháng sinh diệt khuẩn nên có thể kết hợp được với các kháng sinh có
tác dụng diệt khuẩn. Nếu dùng riêng thì chỉ kết hợp với các kháng sinh có tác
dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
PHẦN 3: NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHÁNG SINH
Để
phối hợp được kháng sinh các bạn nên nắm được nguyên tắc phối hợp kháng sinh
được tổng hợp trong một sơ đồ dưới đây.
1.
Vòng ngoài của sơ đồ:
-
Là các nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn
2.
Vòng trong của sơ đồ:
-
Là các nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn ở nồng độ
cao
3.
Các phần chú thích:
-
Nhóm kháng sinh có những loại kháng sinh nào
-
Các chỉ dẫn về sơ đồ
4. Trường hợp đặc biệt:
-
Nhóm Betalactam không đối kháng với nhóm Sulfamid
5.
Với các mũi tên hai
chiều ↔:
- Là các nhóm
ở vòng ngoài khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng tác dụng của nhau lên nhiều lần
gọi là tác dung tăng cường.
-
Betalactam <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Polypeptis
Ví dụ: Ampicillin hoặc Amoxillin phối hợp với Colistin
sẽ cho tác dụng tăng cường do chúng có chung mục tiêu là pha vỡ thành, màng tế
bào giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh hơn.
Ví dụ: Ampicillin hoặc Amoxillin phối hợp với
Enrofloxacin sẽ cho tác dụng tăng cường do Betalactam có tác dụng làm tổn
thương thành tế bào còn Enrofloxacin làm hạn chế nhân lên của chuỗi AND.
- Betalactam <tác dụng tăng
cường khi kết hợp cùng > Aminosid
Ví dụ: Ampicillin hoặc Amoxillin phối hợp với Gentamycin
sẽ cho tác dụng tăng cường do Betalactam có tác dụng làm tổn thương thành tế
bào còn Gentamycin tác động làm ngưng quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn
Hay Ceftiofu + Gentamycin sẽ cho
tác dụng tăng cường
-
Polipeptid <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Quinolon
Ví dụ: Colistin phối hợp với Enrofloxacin sẽ cho tác
dụng tăng cường do Colistin có tác động là phá vỡ màng tế bào còn Enrofloxacin
làm ngưng quá trình tổng hợp AND.
-
Polipeptid <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Aminosid
Ví dụ: Colistin phối hợp với Gentamycin sẽ cho tác dụng
tăng cường do Colistin tác động phá vỡ màng tế bào còn Gentamycin tác động làm
ngưng quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn
- Quinolon <tác dụng tăng
cường khi kết hợp cùng > Aminosid
Ví dụ: Enrofloxacin phối hợp với Gentamycin sẽ cho tác
dụng tăng cường do Enrofloxacin tác động làm ngưng quá trình tổng hợp AND còn
Gentamycin tác động làm ngưng quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn làm giết
chết vi khuẩn nhanh hơn.
6. Với
“-“ dấu kết nối
-
Là các nhóm kháng sinh có thể kết hợp được với nhau.
- Nhóm kháng
sinh có tác dụng diệt khuẩn như: Aminosid và Polipeptid có thể kết hợp được với
nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn như Tetracyclin, Clramphenicol, Macrolid,
Lincosamid, Sulfamid, Trimethoprim cho tác dụng cộng gộp.
Ví dụ:
- Oxytetacyclin
+ Colistin ; Oxytetracyclin + Neomycin do chúng cùng tác động lên một quá trình
tổng hợp Protein của vi khuẩn.
-
Lincomycin + Spectinomycin
- Tylosin +
Colistin, Tilosin + Gentamycin, Gentaymycin + Trimothoprim sự phối hợp này sẽ
là cộng gộp tác dụng để tiêu diệt vi khuẩn một cách tốt hơn.
7.
Nhóm kháng sinh ở giữa sơ đồ
- Là các nhóm
kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn có thể kết hợp được với nhau cho tác dụng cộng
gộp do chúng cùng tác động ức chế sự phát triển của vi khuẩn như sinh tổng hợp
Protein, PABA
Ví dụ:
- Tylosin +
Flofenicol, Tylosin + Doxycillin cùng tác dụng lên quá trình tổng hợp Protein
của vi khuẩn.
-
Flofenicol + Doxycillin cũng vậy
8. Trường
hợp đặc biệt
- Nhóm
Sulfamid + Trithoprim sẽ trở thành một
loại kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn.
9.
Với >< hai mũi tên đối ngược nhau
- Là các nhóm kháng sinh có
tác dụng đối kháng nhau.
Ví dụ: Các
tác dụng đối kháng
- Amoxicillin(Ampicillin,
Ceftiofu) + Doxycillin là tác dụng đối kháng trên vi khuẩn E.coli, Clostridium
perfringen, Staphynococus, Streptococcus… do: Amoxicillin tác động làm tổn
thương màng tế bào có tác dụng giết chế vi khuẩn do vi khuẩn không có màng. Còn
Doxycillin gắn vào tiểu thể 30s, tác động gián đoạn quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn. Do đó không nên phối hợp hai loại kháng sinh này để điều trị bệnh
nhiễm khuẩn do các tác nhân trên.
Các cách phối
hợp ở dưới cũng vậy:
-
Amoxicillin(Ampicillin, Ceftiofu) +
Flofenicol
-
Enrofloxacin + Flofenicol (Thiamphenicol),
Enrofloxacin + Oxytetracyclin(Doxycillin); Enrofloxacin + Tylosin (Tilmicosin);
Enrofloxacin + Lincomycin; Enrofloxacin + Tiamulin là đối kháng
toàn diện
* Chú ý: Tác động làm gián
đoạn sự tổng hợp của vi khuẩn sẽ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn, còn tác động làm ngưng sự tổng hợp Protein của vi khuẩn thì sẽ giết chết
vi khuẩn do Protein không được tổng hợp để duy trì sự sống.
PHẦN 4: CÁC CÁCH PHỐI HỢP KHÁNG SINH ĐẶC BIỆT
1. Cách phối hợp kháng sinh để chống nhờn
thuốc
- Trong chăn
nuôi hiện tượng nhờn thuốc xảy ra khi chúng ta dùng để cho uống dự phòng bệnh.
-
E.coli: đã bị kháng
rất nhiều thuốc vậy nên để điều trị ta nên dùng một vài loại kháng sinh để điều
trị như: kết hợp Amoxicillin + Enrofloxacin, Oxytetracyclin + Flofenicol để
điều trị nhiễm khuẩn máu(E.coli kéo màng). Dùng Neomycin + Colistin để điều trị
E.coli đường ruột. Dùng Neomycin + Oxytetracyclin để điều trị cả nhiễm khuẩn đường ruột và nhiễm trùng máu. Đường
dùng thuốc cũng quyết định tác dụng của kháng sinh. Nhóm Aminosid và Polipetid
muốn điều trị nhiễm khuẩn huyết(nhiễm khuẩn toàn thân) cần dùng theo đường
tiêm, do dùng qua đường uống hầu như không hấp thụ qua thành ruột để vào máu,
cơ quan, não, tủy.
-
Clostridium
perfringen: ta có thể kết hợp Amoxicillin + Enrofloxacin, hoặc
Amoxicillin + BMD hoặc Hanquinon. Dùng Oxytetracyclin + Lincomycin hoặc
Oxytetracyclin + BMD hoặc Hanquinon, Hoặc Lincomycin + BMD hoặc Hanquinon
-
Salmollena
sp: tùy từng chủng mà các
kháng sinh có tác dụng. Nhưng ta có thể kết hợp: Amoxicillin + Colistin,
Amoxicillin + Enrofloxacin, Flofenicol + Oxytetracyclin(Doxycillin).
-
Mycoplasma
sp: Có thể kết hợp Tilmicosin + Flofenicol hoặc Oxytetracyclin
(Doxycillin), Flofenicol + Oxytetracyclin (Doxycillin) hoặc Enrfnoxacin +
(Sulfammonomethoxin + Trimethoprim )
- Liên cầu khuẩn: Có thể dùng Tylosin + Lincomycin
-
Cầu trùng: Toltrazurin
hoặc Diclazurn hoặc Amprolium + Sulfamonomethoxin ( các Sulfamid có tác dụng
với cầu trùng như Sulfadimethoxin, Sulfadimidin, Sulfaquinoxalin… )
-
Đầu đen: Có thể kết
hợp Sulfamonomethoxin (Sulfadimethoxin) + Doxycillin hoặc Trimethoprim sẽ cho
hiệu quả điều trị tốt.
- Đối với các bệnh đường ruột đã nhờn thuốc, kháng thuốc
như: bệnh E.coli, Viêm ruột hoại tử, cầu trùng, balantadium coli, rối loạn tiêu
hóa do loạn khuẩn, tiêu chảy do thức ăn không được tiêu hóa, nên dùng TKS-Men
tiêu hóa sống cao tỏi sẽ khống chế bệnh rất tốt. Đó là các nhờ sự kết
hợp của vi sinh vật có lợi đường ruột và cao tỏi(Allicin) cho hiệu quả vượt
trội, không gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh có lợi đường ruột, không nhờn, kháng
thuốc, giúp cơ thể không nhiễm bệnh, khỏe mạnh.
2.
Cách phối hợp kháng sinh để điều trị bệnh ghép
- Bệnh CCRD
(Hen ghép E.coli ở gia cầm). Ngoài cách phối hợp thông thường như Tylosin +
Oxytetracyclin, Enroflonaxin + Amoxicillin .. thì có các cách phối hợp tưởng như đối kháng mà tác dụng tốt.
+ Amoxiccilin
+ Tylosin
+
Amoxicillin + Doxycillin
+ Amoxicilin
+ Flofenicol
Sự phối hợp này dựa trên nguyên tắc mỗi loại kháng sinh tác dụng lên một loại vi khuẩn. Amoxicillin chỉ có tác dụng
với E.coli, còn các loại kháng sinh kia tác dụng với Mycoplasma gây bệnh CRD.
Nhưng các cách phối hợp này mà vật nuôi nhiễm Hemophylus sp (Coryza, Viêm đa xoang),
Streptococcus, Straphynococcus, Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) thì bệnh
lại không thể khỏi được vì nó đối kháng trên một vi khuẩn. Trong thực tế thì
khuyên mọi người tránh kết hợp kháng sinh theo cách trên. Nếu bệnh đã hết kháng
sinh để điều trị do bị kháng thuốc thì có thể dùng cách nhau ít nhất 8h.
+ Tilmicosin + Flofenicol tưởng trừng như đối kháng nhưng có tác dụng rất
tốt trong việc điều trị bệnh CCRD vì Tilmicosin để trị Mycoplasma còn
Flofenicol trị E.coli. Cách kết hợp này được Dova Hùng sử dụng nhiều trong điều
trị các bệnh về đường hô hấp ở vật nuôi
cho hiệu quả rất tốt.
- Nhóm kháng sinh có tác dụng
diệt khuẩn + (Sulfamid + Trimethoprim)
Ví dụ: Enrofloxacin hoặc
Amoxicillin + (Sulfamonomethoxin + Trimethoprin) để
điều trị bệnh CCRD, Coryza, hay E.coli + Cầu trùng + Đầu đen + Ký sinh trùng máu
-
Tilmicosin + Flofenicol + Sulfamonomethoxin để trị CCRD + ORT + Coryza
+ Đầu đen + Ký sinh trùng máu,
cầu trùng dùng theo đường uống hoặc tiêm
- Tilmicosin(Tylosin)
+ Flofenicol + Doxycilin để điều trị
CCRD + Coryza + ORT + Đầu đen, dùng theo đường uống hoặc tiêm
- Gentamycin
(Kanamycin) + Tylosin + Flofenicol + Doxycillin để điều trị bệnh CCRD + ORT + Coryza, nhưng dùng theo đường tiêm
- Lincomycin
+ Spectinomycin + Flofenicol + Doxycillin để
điều trị bệnh CCRD + ORT + Coryza, nhưng dùng theo đường tiêm
3. Các
cách phối hợp kháng sinh thường dùng trong điều trị
- Đường uống, trộn thức ăn, bơm trực tiếp:
+ Ampicoli(Amoxcoli) +
Enrofloxacin
(Thành phần gồm: Ampicillin +
Colistin + Enrofloxacin )
+ Enrofnocaxin + Neocolistin
(Thành phần gồm: Enrofloxacin +
Neomycin + Colistin)
+ Flofenicol + OxyNeo
(Thành phần gồm: Flofenicol +
Oxytetracycllin + Neomycin)
+ GentaTylosin(TilmiGenta) +
Flofenicol
( Thành phần gồm Gentamycin +
Tylosin hoặc Tilmicosin + Flofenicol)
+ OxyTylo hoặc Flofenicol
(Thành phần gồm: Oxytetracyclin
+ Tylosin + Flofenicol)
+ Spiracin + Oxytetracyclin +
Flofenicol
+ GentaTylosin + FloDoxy
(Thành phần gồm: Gentamycin +
Tylosin + Flofenicol + Doxycillin)
+ LincoSpec + Flofenicol hoặc
Flodoxy
( Thành phần gồm: Lincomycin +
Spectinomycin + Flofenicol + Doxycillin)
- Đường tiêm bắp, dưới da
+ GentaTylosin + FloDoxy
(Thành phần gồm: Gentamycin +
Flofenicol + Doxycillin)
+ LincoSpec + FloDoxy
(Thành phần gồm: Lincoycin +
Spectinomycin + Flofenicol + Doxycillin)
+ LincoSpec + GentaTylosin
( Thành phần gồm: Lincomycin +
Spectinomycin + Gentamycin + Tylosin)
+ SpiraCol + FloDoxy
( Thành phần gồm: Spiracin +
Colistin + Flofenicol + Doxycillin)
+ TiaColi + FloDoxy
(Thành phần gồm: Tiamulin +
Colistin + Flofenicol + Doxycillin)
+ KanaTiallin + FloDoxy
(Thành phần gồm: Kanamycin +
Tiamullin + Flofenicol + Doxycillin)
* Chú ý: Các cách phối hợp trên chỉ để
dành điều trị các bệnh ghép, nghiêm cấm dùng để cho uống phòng sẽ dẫn tới nhờn,
kháng nhiều loại thuốc cùng một lúc.
- Alo/Zalo/Fb: 0326094998 để được tư vấn và mua
sản phẩm
Tags
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét